Những điều bạn không nên thực hiện ở chỗ làm. | Guidable - Your Guide to a Sustainable, Wellbeing-centred Life in Japan

Những điều bạn không nên thực hiện ở chỗ làm.

By Guidable Writers Jul 12, 2017

This post is also available in: English

https://guidable.co/wp-content/uploads/2017/07/ban-2133542_960_720-e1499685717519.jpg
Đây là những điều mà mọi học sinh làm việc bán thời gian cần phải biết. Tôi tin rằng có rất nhiều học sinh/ sinh viên còn bỡ ngỡ với các tác phong làm việc. Mặc dù chỉ là một công việc bán thời gian, nhưng đây là những việc bạn tuyệt đối không nên làm. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những lỗi nghiêm trọng mà nhiều người đã mắc phải mà bạn nên tránh để không khiến khách hàng hay chỗ làm của mình không hài lòng.

Đừng buôn chuyện với bạn mình khi đang làm việc!

Nếu bạn đang làm cho một nhà hàng hay siêu thị nào đó, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy bạn mình đến thăm với tư cách khách hàng. Họ có thể thật sự muốn thấy bạn, hoặc họ chỉ muốn trêu ghẹo bạn; nhưng dù thế nào thì chắc hẳn bạn sẽ rất vui khi thấy bạn mình. Tuy nhiên, đừng buôn chuyện với họ khi đang trong giờ làm việc. Bạn cần phải biết rằng nếu bạn buôn chuyện với bạn của mình, những vị khách khác có thể thấy điều đó và cảm thấy không hài lòng về thái độ thiếu chuyên nghiệp của bạn. Bạn sẽ khiến họ cảm thấy bạn không hề nghiêm túc với công việc và không đáng tin cậy. Tất nhiên bạn có thể nói đôi lời chào hỏi với bạn của mình, nhưng hãy nhớ đúng chừng mực!

Đừng sử dụng điện thoại của văn phòng cho mục đích cá nhân!

Không cần phải giải thích thêm, điện thoại ở văn phòng là tài sản của công ty. Bạn không được phép sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình. Nếu bạn dùng, công ty sẽ phải trả phí điện thoại cao hơn.

Đồng thời, nếu bạn sử dụng điện thoại của văn phòng, công ty có thể bỏ lỡ một vài cuộc gọi quan trọng có liên quan đến công việc và đối tác. Điều này có thể gây tổn thất lớn cho công ty, và cũng có thể gây rắc rối cho khách hàng. Vì vậy, không nên sử dụng điện thoại của văn phòng.

Đừng mang bất cứ tài sản nào của công ty về nhà!

Tất cả bút, dập ghim, tẩy giấy trong văn phòng đều thuộc về văn phòng. Đây đều là tài sản của chỗ làm, và thuộc quyền sở hữu của chỗ làm, bạn chỉ được phép sử dụng chúng cho công việc trong giờ làm.
Nếu bạn mang tài sản công ty về nhà, bạn có thể bị coi là tội phạm ăn cắp. Vì vậy, đừng bao giờ phạm phải lỗi sai này.

https://guidable.co/wp-content/uploads/2017/07/girl-1064658_1920.jpg
Đừng mượn tiền của đồng nghiệp

Vay hay mượn tiền ở chỗ làm rủi ro rất cao, bởi cấp bậc xã hội giữa các đồng nghiệp rất có thể được tạo ra giữa việc này. Nếu bạn mượn tiền của đồng nghiệp, nó có thể gây ra rắc rồi sau này cho bạn. Bạn nên suy nghĩ thật sự kĩ càng trước khi cho vay hay mượn tiền đồng nghiệp.

Trên đây, tôi đã nhắc đến những ví dụ chung không nên thực hiện ở nơi làm việc. Những hành động này có thể gây tổn thất cho chỗ làm và làm giảm độ tin cậy của bạn trong mắt mọi người. Bạn phải hiểu sự rắc rối mà những hành động thiếu trách nhiệm này có thể gây ra cho bạn! Vì vậy hãy suy nghĩ cho kĩ trước khi làm gì đó!

Ngoài ra, cũng có một vài điều luật dành riêng cho người nước ngoài về thời gian làm việc. Nếu bạn không đến từ Nhật và mong muốn làm việc ở Nhật, bạn nên lưu ý kĩ những điều sau.

Luật lệ cho người ngoại quốc.

Nếu bạn là người nước ngoài, có một vài điều bạn cần biết về thời gian làm việc. Đầu tiên, trong học kì, du học sinh chỉ được làm 28 tiếng một tuần. Nếu bạn có nhiều hơn 2 công việc, tổng số giờ làm cũng không được vượt quá 28 tiếng. Trong các kì nghỉ, bạn có thể làm 8 tiếng một ngày và dưới 40 tiếng một tuần theo luật của bộ Lao Động. Nếu bạn làm 2 công việc, tổng giờ làm cũng không được phép vượt qua 40 tiếng một tuần.

Vậy nên, nếu bạn là người ngoại quốc đang làm việc ở Nhật, hay cẩn thận với các điều luật liên quan đến giờ làm.

Ngoài ra, có một số công việc không dành cho người nước ngoài. Theo điều luật về những công việc giải trí người lớn, du học sinh không được phép làm những công việc mua vui. Những công việc này bao gồm những việc liên quan đến giải trí người lớn, cờ bạc, panchiko, quán bar…

Theo luật, du học sinh không được phép làm việc ở nhưng nơi trên dù họ chỉ là nhân viên rửa bát.

Như bạn có thể thấy, có cả những công việc mà bạn không được làm, vì vậy hãy nghiên cứu kĩ trước khi đăng ký cho bất kì công việc nào nhé!