This post is also available in:
Nhật Bản là đất nước của truyền thống và văn hoá, là nơi mà khi bạn đến thăm, bạn sẽ chỉ muốn mang tất cả các loại đồ lưu niệm từ những di sản văn hoá nơi đây. Mọi người thường mua đồ lưu niệm, nhưng sẽ thế nào nếu bạn có thể tự làm chúng khi du lịch? Tất nhiên nó sẽ càng ý nghĩa phải không nào? Hơn thế nữa, bằng việc trải nghiệm cách làm đồ lưu niệm, bạn thậm chí có thể thêm sở thích mới cho bản than. Đây là bảy sở thích mà bạn có thể học trong khi đang du lịch tại Nhật.
Kintsugi
Kintsugi là nghệ thuật sửa đồ sứ bị vỡ. Thay vì vứt đi những chiếc bình hay ly sứ bị vỡ như mọi người thường làm, người Nhật lại chọn cách sửa chúng tại nhà, và sử dụng phương pháp kintsugi. Phương pháp này bắt nguồn từ triết lý về thế giới quan của người Nhật Wabi-sabi (khi con người chấp nhận vẻ đẹp tự nhiên và sự không hoàn hảo của mỗi đồ vật, khi con người tin rằng không có gì là không thể sửa được). Kết quả của mỗi lần sửa sẽ là một tác phẩm nghệ thuật khác nhau, bởi mồi lần sữa sẽ khác nhau trong cách sửa và kết quả đôi khi còn đẹp hơn cả món đồ lúc đầu. Để sửa những món đồ gốm bằng phương pháp Kintsugi, bạn sẽ phải dùng hỗn hợp trộn giữa sơn mài và nhựa với bột kim loại hoặc bột vàng. Để học được nghệ thuật này, bạn có thể đăng ký những buổi workshop ở Tokyo với giá khoảng 5,000Yen.
Ukiyo-e
Rất nhiều người nước ngoài quen thuộc với Ukiyo-e, một loại tranh truyền thống in từ gỗ. Ukiyo có nghĩa là “thế giới trôi nổi”, vì vậy những bức tranh Ukiyo thường miêu tả những mặt tốt của đời sống Nhật. Khi mới được làm ra, Ukiyo chỉ có ở dạng tranh đen trắng hoặc đơn sắc. Ngày nay, Ukiyo-e còn có thể làm ra những bắc tranh sặc sỡ, cầu kì, đòi hỏi nhiều công sức hơn bởi cần dùng hơn một tấm gỗ mới có thể hoàn thành. Ngày xưa, để làm ra một bức Ukiyo-e cần đến 3 nghệ sĩ: một người vẽ khung hình, một người khắc khung hình vào gỗ, và một người in hình từ trên gỗ ra giấy. Ở buổi workshop, bạn sẽ không được học tất cả các bước. Tuy nhiên, bạn sẽ được chứng kiến cách họ in theo phương pháp này. Các buổi học thường diễn ra ở Asakysa, Tokyo.
Làm giấy washi
Người Nhật cũng đã cải thiện giấy viết của chính nước mình bằng cách sử dụng phương pháp truyền thống Washi. Loại giấy này thường dày và thô ráp hơn so với giấy in thông thường, nhưng nó được trang trí bằng bột giấy từ cây Hoso, thứ được dùng làm nguyên liệu chính cho loại giấy này. Để học cách làm giấy washi, bạn cần đến thăm Washi no Sato, một xưởng làm giấy được công nhận là Di sản văn hoá bởi Unesco ở tỉnh Chichibu, Saitama. Hoặc bạn cũng có thể đến thăm Bảo tàng thủ công và giấy Udatsu ở Echizen, Fukui.
Nishijin
Nishijin là nghệt thuật bằng lụa tơ tằm thời xưa tại Trung Quốc. Phương pháp dệt độc đáo này thường được thấy trong Kimono hay Obi – áo lót trong của Kimono. Nếu muốn học Nishikin, bạn có thể đến Trung tâm Dệt Nishijin ở Kyoto.
Wajima Nuri
Wajima Nuri là nghệ thuật sơn mài nổi tiếng ở Nhật. Loại sơn mài này được dùng để trang trí các vật dụng truyền thống trong bếp. Các bước làm Wajima Nuri rất phưc tạp – người ta nói rằng mỗi hình trang trí phải làm đến 124 bước mới có thể hoàn thành. Quá trình thực hiện cũng khá nguy hiểm. Chất liệu được dùng trong kĩ thuật này gồm nhựa cây và khoáng chất tên là jinoko – một loại chất khá độc cho da. Vì vậy, khá là khó để có thể học được những kĩ năng này chỉ trong một buổi học giao lưu. Thường thì nghệ thuật Wajimuri Nuri được truyền lại từ các thế hệ trong gia đình, và nhà xưởng sản xuất những món đồ wajima nuri được gọi là kura. Mặc dù bạn không thể hoàn toàn trải nghiệm kĩ thật wajima chỉ trong một buổi workshop, có rất nhiều cửa tiệm tại ga Wijima, Kanazawa có xưởng ngay đằng sau tiệm. Nếu bạn muốn, họ có thể dẫn bạn thăm quan xưởng sản xuất của bạn. Một vài xưởng còn cung cấp tư liệu giải thích bằng tiếng Anh nếu bạn không hiểu được tiếng Nhật.
Làm kẹo Amezaiku
Amezaiku là nghê thuật khắc kẹo. Ngày nay, chỉ còn khoảng 40 nghệ sĩ Amezaiku hoạt động trên khắp nước Nhật. Để có thể khắc được hình lên kẹo, hỗn hợp kẹo phải được giữ trong mức 90độ C để kẹo đủ dẹo cho việc tạo hình. Bận cần phải nhanh tay và hoàn thành sản phẩm trong vòng 4 phút trước khi hỗn hợp kẹo cứng lại. Bạn có thể học nghệ thuật khắc kẹo thú vị này tại công ty Amezaiku ở Sendagi, Tokyo.
Làm bánh Yatsuhashi
Yatsuhashi là một loại bánh được làm từ bột gạo, quế và đường. Đây là một trong những cách người Nhật dùng để tận dụng cơm còn thừa trong các bữa ăn. Bánh thường được bán với 3 loại: nướng như bánh quy, dã dẹo như bánh mochi hoặc nhồi bánh với nhân đậu đỏ. Đây là một trong những loại đồ ngọt được khách du lịch mua nhiều nhất ở Kyoto. Nếu bạn muốn học cách làm loại bánh này, hãy đến với nhà máy Otabe ở Kyoto.
Yulinda/Indonesia