Những điều bạn cần biết về hệ thống Sức khỏe của Nhật Bản | Guidable - Your Guide to a Sustainable, Wellbeing-centred Life in Japan

Những điều bạn cần biết về hệ thống Sức khỏe của Nhật Bản

By Peggy Mar 21, 2018

This post is also available in: English Russian Spanish

Bạn đã bao giờ bị ốm và tự hỏi mình nên làm gì khi đang ở Nhật chưa? Hoặc cũng có thể bạn đang chuẩn bị đến với đất nước mặt trời mọc này lần đầu tiên. Là một người nước ngoài, để làm quen được với hệ thống y tế ở một đất nước mới từ những bước đầu tiên là một thử thách. Tôi hiểu! Tôi đã từng trải qua điều này. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu thêm được phần nào những điều cơ bản về hệ thống chăm sóc y tế ở Nhật và bạn nên làm gì khi cần sự giúp đỡ.

Khẩu trang

Hãy thử nhìn xung quanh bạn: ở sân bay, bến xe buýt, trên tàu, trong trung tâm mua sắm, có vẻ như bạn sẽ thấy một “biển” khẩu trang trên gương mặt của mọi người. Từ trẻ em cho đến người già, có thể bạn nhìn thấy và sẽ thắc mắc rằng “có phải chúng ta đang trong thời kỳ đỉnh cao của một cuộc khủng hoảng về y tế không?”.

Bạn có thể tìm thấy khẩu trang ở bất kỳ cửa hàng nào (từ cửa hàng tiện lợi hay trong các tòa nhà mua sắm). Chúng có rất nhiều kiểu dáng, thậm chí còn có cả họa tiết một số nhân vật nổi tiếng ở Nhật hoặc được bán ở các cửa hàng phụ kiện thời trang dễ thương “kawaii”.

Bạn nghĩ rằng mùa đông đã kết thúc và mùa xuân vừa mới bắt đầu. Vì vậy, mùa của cảm lạnh và bệnh cúm vẫn lan tràn? Vậy những ai đeo khẩu trang đều đang bị bệnh? Nếu đúng là như vậy, có phải là họ không nên ở nhà hoặc đi đến bệnh viện để được điều trị với những bệnh truyền nhiễm hay không? Đây chính là những suy nghĩ của người nước ngoài khi sống tại Nhật vì họ không quen với việc nhìn thấy mọi người đeo khẩu trang trừ khi là ở phòng khám hoặc bệnh viện.

Hãy để tôi giải thích cho bạn nhé, không phải tất cả những người này đều bị ốm. Trên thực tế, trong một số trường hợp, điều ngược lại có thể đúng. Ở Nhật (cũng như ở một số quốc gia khác), mọi người cố gắng tránh tiếp xúc với bệnh dịch bằng việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Do sự tiếp xúc ở cự ly gần ở nơi công cộng hoặc trên phương tiện giao thông, đây là một cách để mọi người giữ cho họ được khỏe mạnh. Tất nhiên, nếu một người khi có triệu chứng bị ốm, họ sẽ cố lịch sự và tôn trọng sức khỏe của người khác khi đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.

Dị ứng

Nếu bạn chưa từng ở Nhật trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, thì đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn. Đây là những tháng mà bạn dễ bị dị ứng nhất. Và trong khoảng thời gian này mọi người cũng hay đeo khẩu trang hơn. Vì vậy, đừng hoảng hốt nếu bạn nhìn thấy nhiều người đeo khẩu trang vào mùa xuân.

Nước rửa tay

Nếu bạn nghĩ là một điều có lợi cho sức khỏe khi sử dụng nước rửa tay hoặc các dung dịch có cồn giúp diệt khuẩn như một phương pháp phòng chống bệnh, thì bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng người Nhật không hay làm như vậy ở nơi công cộng (như một số nước khác). Do đó, bạn sẽ thấy người Nhật ngạc nhiên khi bạn dùng chúng ở các khu vực như xe buýt, tàu điện hay nhà hàng.

Ngược lại, ở Mỹ, bạn sẽ rất hay thấy các trung tâm mua sắm hoặc cửa hàng rau củ cung cấp khăn lau diệt khuẩn ở ngay trước cửa hàng để vệ sinh xe đẩy hàng của những người tới mua sắm. Bố mẹ cũng như những cá nhân khác rất cẩn thận trong làm sạch tay với nước rửa tay (nếu trong khu vực đó không có thì có thể vào nhà vệ sinh để rửa với xà phòng và nước). Các trường học cung cấp cho giáo viên giấy lau diệt khuẩn (của hãng Lysol hoặc Clorax) để vệ sinh lớp học, và học sinh cũng được yêu cầu vệ sinh bàn học mỗi ngày.

Nếu bạn muốn mua nước diệt khuẩn ở Nhật, bạn sẽ phải đi đến những khu vực về sức khỏe trong các trung tâm mua sắm (như là Saty (Aeon Co.)) hoặc ở các hiệu thuốc “yakkyoku’’. Bạn cũng có thể mua chúng ở đất nước của bạn và mang theo khi đến Nhật Bản.

Hiệu thuốc

薬局 = hiệu thuốc

薬局 có nghĩa là hiệu thuốc trong tiếng Nhật. Chữ đầu tiên 薬 có nghĩa là thuốc. Bạn có thể nhìn thấy chữ này ở phía trên (hoặc phía trước) ở bất kỳ hiệu thuốc nào.

Ở Mỹ, hiệu thuốc thường bán thuốc không kê theo đơn hoặc theo đơn của bác sĩ.

Ở Nhật, tôi đến nhà thuốc “yakkyoku” để mua các vật dụng liên quan đến sức khỏe. Có một số cửa hàng nhỏ riêng lẻ không chỉ bán thuốc không kê theo đơn mà cả những vật dụng khác như giấy vệ sinh, giấy ăn, v.v. Ở một số trung tâm mua sắm, có một số khu vực y tế nhỏ. Tuy nhiên, người Nhật thường đến hiệu thuốc để mua những vật này.

Một số vật dụng/thuốc không kê theo đơn

Đây là thuốc giảm đau đầu, hạ sốt, chứng đau nửa đầu và giảm đau bụng kinh cho phụ nữ.

Thuốc aspirin (cùng hãng với nước Mỹ)

Thuốc giảm đau cho trẻ em Nhật tylenol: có chứa acetaminophen.

Hie-Pita: thuốc hạ sốt. Đây là sản phẩm phổ biến có tác dụng khá tốt.

Gối đá: đây là sản phẩm thường dùng để hạ sốt và nó thực sự có hiệu quả. Sản phẩm này có thể dùng nhiều lần, nên bạn có thể giữ và sử dụng chúng mỗi khi bạn sốt.

Aneton: thuốc trị ho.

Seki-dome syrup: thuốc trị ho cho trẻ em

Lưu ý: Các sản phẩm của Mỹ như Tylenol ngày càng dễ mua hơn khi ở Nhật. Vì vậy, bạn có thể nhận ra một vài sản phẩm ở trong những chiếc hộp viết toàn bằng tiếng Nhật.

 

Lấy đơn thuốc (Được cấp phép ở quốc gia của bạn)

Không phải tất cả các hiệu thuốc ở Nhật đều có bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Đầu tiên bạn cần hỏi xem nhà thuốc được chứng nhận để làm như vậy hay không. Đơn thuốc thường được kê bởi bác sĩ ở phòng khám hay bệnh viện, hoặc bệnh viện sẽ giới thiệu với bạn hiệu thuốc ở gần đó.

Dưới đây là một số thông tin vô cùng quan trọng:

  • Một số loại thuốc không theo đơn bị cấm ở Nhật. Hãy nghiên cứu và kiểm tra danh sách này trước khi tới Nhật. Danh sách này bao gồm cả một số loại thuốc thông dụng (ví dụ như chữa dị ứng).
  • Có các loại thuốc được kê ở nước khác nhưng lại bị cấm ở Nhật.
  • Nếu bạn có được đơn thuốc ở Nhật, bạn có thể mang theo đơn một tháng để lấy thuốc. Nếu bạn có ý định ở Nhật lâu dài, bạn cần có “yakkan shoumei”. Đây là giấy chứng nhận nhập khẩu được ban hành bởi các thanh tra y tế do chính phủ Nhật Bản yêu cầu. Hãy chắc chắn rằng bạn được chấp nhận trước khi tới Nhật.
  • Nếu bạn có các loại thuốc cần tiêm (như insulin) hoặc các thiết bị y tế khác, bạn cũng sẽ cần giấy phép để được mang vào Nhật.
  • Đây là trang web của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản: http://www.mhlw.go.jp/english/

Các trường hợp khẩn cấp

Nếu bạn trong trường hợp khẩn cấp và cần gọi xe cứu thương, hãy gọi 119. Chủ yếu những người phụ trách có thể hiểu và nói tiếng Anh cơ bản nếu bạn nói chậm.

Đường dây nóng hỗ trợ tại Nhật (0120 461 997) có cung cấp dịch vụ khẩn cấp bằng tiếng Anh trong vòng 24 giờ, bao gồm cả hỗ trợ qua điện thoại về câu hỏi liên quan đến sức khỏe hoặc chấn thương nhẹ.

Cách để nhận biết tên của bệnh viện và phòng khám trong tiếng Nhật

病院 = phòng khám hoặc bệnh viện trong tiếng Nhật. Nó phụ thuộc vào kích cỡ, nhưng cả bệnh viện và phòng khám đều cần có hẹn trước khi đến.

 

Khi đi bệnh viện

Thời gian: Thời gian mở cửa ở mỗi nơi thường khác nhau. Một số nơi mở cửa 24/7; một số khác chỉ mở trong khung giờ nhất định. Trong trường hợp không khẩn cấp, phòng chờ bệnh viện thường mở lúc 7-8 giờ sáng. Tuy nhiên, đây là dịch vụ ai đến trước thì người đó được vào trước. Vậy nên, mọi người thường tới đây để lấy giấy hẹn khá sớm – thường đến trước giờ phòng chờ mở cửa.

Giấy hẹn có thể lấy từ máy tự động. Bạn cần chọn đúng bệnh viện mà bạn tới dựa theo triệu chứng của bạn. Thời gian tối thiểu mà bạn phải chờ thường là 1 tiếng hoặc hơn thế, nên hãy kiên nhẫn. *Đôi khi bạn sẽ phải chờ vài tiếng để được bác sĩ khám, điều này phụ thuộc vào số lượng người xếp hàng trước bạn. Bạn có thể mang theo cái gì đó để làm trong lúc chờ đợi.*

Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến bệnh viện, bạn sẽ phải khai đơn giới thiệu và trả thêm phí. Sau đó, bạn sẽ được cấp một thẻ bệnh nhân. Ở nhiều bệnh viện, bạn có thể cho thẻ này vào máy và máy sẽ in ra thông tin của bạn. Lần tới khi bạn cần đến bệnh viện, giấy này sẽ giúp bạn bỏ qua khu vực bàn lễ tân.

Khi buổi kiểm tra của bạn kết thúc, bạn sẽ nhận được đơn thuốc (nếu có) và hóa đơn. Bạn phải đến khu vực thanh toán và chờ tới khi tên bạn được gọi. Sau đó bạn có thể trả tiền. Nếu bạn có đơn thuốc từ bệnh viện, bạn đưa đơn cho người ở khu vực quầy thanh toán. Và bạn sẽ chờ đến khi họ gọi tên bạn.

Nếu đó là một phòng khám nhỏ, bạn cần đơn thuốc của hiệu thuốc địa phương. Nếu bạn biết hiệu thuốc nào xung quanh khu vực của bạn có thể kê đơn thuốc, thì bạn sẽ tiện hơn khi đến đó.

Phòng khám cấp cứu

Giờ mở cửa: Giờ mở cửa thường vào khoảng 8 giờ sáng – ⅞ giờ tối

Hãy kiểm tra xung quanh khu vực của bạn để xem phòng khám mở cửa lúc nào nhé. Với mỗi khu vực khác nhau giờ mở cửa cũng có thể khác nhau. Vào dịp nghỉ lễ, các phòng khám này có thể sẽ đóng cửa. Một số phòng khám còn đóng cửa vào ngày Chủ Nhật. Bạn nên kiểm tra TRƯỚC khi bạn bị ốm để giúp cho bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.

Nhân viên phòng khám sẽ nghỉ trưa và đóng cửa phòng khám vào khung giờ này. Vì vậy, phòng khám sẽ có giờ buổi sáng và giờ chiều tối riêng. Thông thường, họ sẽ đóng cửa khoảng 2 tiếng vào giữa buổi. Một lần nữa, hãy kiểm tra phòng khám gần bạn để có thời gian chính xác nhất.

Phòng khám mở cửa vào buổi tối để hỗ trợ những người đến khám sau giờ làm. Nếu bạn vào phòng khám và làm xong thủ tục trước giờ đóng cửa, bạn vẫn sẽ được khám dù phòng khám đã hết giờ làm việc.

Lưu ý: Phòng khám cũng hoạt động theo cách thức ai đến trước sẽ được vào trước, nên hãy chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ phải chờ. Ở đó không có các bác sĩ đa khoa mà là các bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ đúng với chuyên ngành về triệu chứng bệnh của bạn.

Bạn cần mang gì

Bạn cần mang theo thẻ bảo hiểm và tiền mặt. Nếu bạn không có thẻ bảo hiểm tại Nhật, hãy mang thẻ bảo hiểm của nước bạn.

Điều này sẽ phụ thuộc vào mỗi phòng khám nhưng có thể bạn sẽ không phải trả phí khi đi khám. Nếu bạn có thẻ bảo hiểm ở Nhật, bạn sẽ phải trả 30% tổng chi phí. Nếu bạn có bảo hiểm khác, thì chi phí bạn phải trả dựa vào việc bảo hiểm của bạn có được chấp nhận ở Nhật hay không và nó bao gồm những phí gì.

Cách để thanh toán

Sẽ tốt nhất nếu bạn chuẩn bị tiền mặt (yên). Thẻ tín dụng không hay được sử dụng. Trong các bệnh viện lớn, bạn có thể tìm thấy máy rút tiền ATM nhưng không phải trong các phòng khám có quy mô nhỏ hơn. Vậy nên, hãy lưu ý điều này.

Khi đi khám bệnh hoặc tới hiệu thuốc mà không hiểu ngôn ngữ hay hệ thống ở đây sẽ là một khó khăn đối với bạn. Có thể bạn không đọc được tiếng Nhật hoặc không biết nên mua gì trong những sự lựa chọn mà bạn có. Và trường hợp tệ nhất đó là bạn thấy không khỏe. Đôi khi, bạn cần thuốc hoặc sự điều trị ở nước bạn để cảm thấy khỏe hơn. Tôi hiểu điều này! Là một người ngoại quốc sinh sống ở Nhật, đây là điều khó khăn nhất mà tôi gặp phải. Mặc dù vậy, tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn với những gì bạn mong chờ.

Chúc bạn may mắn và có một sức khỏe tốt!

Peggy/Mỹ